Tóm tắt tiểu sử Phan Thành Tài

Phan Thành Tài là người làng Bảo An; nay là xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Mặc dù xuất thân trong một gia đình nho học, nhưng ông theo Tây học khá sớm. Khi trưởng thành, ông từng làm thầy giáo dạy Pháp văn [2] tại các trường nghĩa thục như Diên Phong, Quảng Cái...

Từ năm 1900-1904, ông tham gia tích cực phong trào Duy Tân tại Quảng Nam.

Năm 1908, phong trào này bị khủng bố trắng, nhiều các chiến sĩ bị thực dân Pháp lưu đày đi Lao Bảo, Côn Đảo. Lúc ấy, ông cũng bị bắt giam tại nhà lao Quảng NamHội An. Đến khi ra tù, ông sống ẩn dật ở quê nhà một thời gian.

Sau đó, ông cùng với Thái PhiênTrần Cao Vân tham gia tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội tại miền Trung. Ðầu năm 1916, Thái Phiên và Trần Cao Vân gặp vua Duy Tân để cùng mưu việc lật đổ chính quyền thực dân Pháp. Theo kế hoạch, cuộc khởi nghĩa sẽ diễn ra vào ngày 3 tháng 5 năm 1916 nhưng bị bại lộ. Vua Duy Tân, Thái Phiên, Trần Cao Vân...đều bị quân Pháp bắt; còn Phan Thành Tài thì chạy thoát được.

Ở ẩn tại miền Hiên, Giằng (hai huyện xưa) thuộc miền Tây Quảng Nam một thời gian ngắn, ông bị thực dân Pháp bắt, đưa về xử chém tại chợ Cũi (Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam) ngày 9 tháng 6 năm 1916, hưởng dương 48 tuổi. (Nếu chợ Cũi thì ở gần cầu Mống xã Điện Phương!. Tại đây triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp cũng đã xử chém ngang lưng và cắt đầu chí sĩ Đỗ Đăng Xuân tục gọi Tú Xuân người làng Bàn Lãnh [nay là thôn Đông Lãnh xã Điện Trung thị xã Điện Bàn] cắm tại chợ Cũi khi ông tham gia Nghĩa hội Quảng Nam của chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu (tục gọi Hường Hiệu).

Mộ ông Phan Thành Tài hiện ở đầu cầu Vĩnh Ðiện ở gần Quốc lộ 1A.

Liên quan